Chuyển tới nội dung

Những lá bài đáng sợ – p1. The Tower

  • Az 

Xin tạm liệt kê ra 3 lá bài nguy hiểm: The Tower, DevilDeath

Đa phần các bạn readers mới nghiên cứu Tarot, hoặc các bạn mới đi xem Tarot đều có cảm giác không ổn với 3 lá bài này. Phần hình ảnh thì ko tươi đẹp, phần ý nghĩa thì hay gợi ta nhớ tới những điều không hay trong cuộc sống.

Mình có 1 điều muốn chia sẻ, từ lần đầu tiên chạm tay vào Tarot, mình chưa từng có giây phút nào sợ 1 lá bài nào hết. Vậy nên nếu bạn nào muốn hiểu – để – không – sợ chúng, hãy đọc tiếp. Bằng ngược lại, bạn có thể close cửa sổ này được rồi. Mình nghĩ lá bài cũng giống con gián mà thôi, có thể các bạn nữ yếu bóng vía sợ nó, nhưng hiểu rõ về nó thì bình thường thôi, chả có gì nguy hiểm hết. Bạn nào thích 18+ thì có thể thay cụm từ “con gián” của câu trên bằng từ “sex”.

Bài viết không mang tính đi sâu phân tích về hệ thống cấu trúc của Tarot mà được viết cho 2 đối tượng: new readers hoặc querents. Vì vậy các phần kiến thức chuyên sâu hơn và ít liên quan về mặt hình ảnh ,mình sẽ không bàn tới (ví dụ liên quan tới Astrology/ Cube / Tree of Life / Hebrew…). Các bạn readers lâu năm / các chuyên gia nghiên cứu có thể bỏ qua. 

Phần 1 – XVI. THE TOWER

1. Tên gọi và lịch sử

The Tower: nghĩa là ngọn tháp. Và bạn luôn luôn nên nhớ, đây là lá bài nói về ngọn tháp.

Lịch sử: Ngọn tháp này tương truyền là Tower of Babel, hãy google nếu bạn tò mò.

Hình vẽ cơ bản: một ngọn tháp đang bị sét đánh bốc cháy.

Ý nghĩa cơ bản: đây là lá bài nhắc về sự tồn tại cũng như sự sụp đổ của TOÀ THÁP- vốn là 1 cấu trúc vững chãi.

Các cách hiểu sai lầm nên tránh:

  • Hiểu chủ thể lá bài là tia sét (chủ động tấn công, tạo ảnh hưởng nguy hiểm tới đối tượng khác)
  • Hiểu chủ thể lá bài là người đang rơi (tai nạn, sự nguy hiểm).

2. Cấu trúc hình ảnh

Đây là 1 trong những lá bài hiếm hoi được thống nhất về mặt cấu trúc hình ảnh (1 cách tương đối) giữa các bộ, các dòng Tarot khác nhau.

Cấu trúc hình ảnh của nó cơ bản có các chi tiết sau:

  • Chính giữa lá bài là ngọn tháp đang bị sụp đổ
  • Có 1,2 nạn nhân đang rơi (hoặc bị văng) khỏi ngọn tháp
  • Nguyên nhân sụp đổ của ngọn tháp là do 1 tia sét trên trời đánh xuống đỉnh tháp
  • Điểm sập đầu tiên là đỉnh tháp, chỗ bị sét đánh trúng.

3. Liên hệ ý nghĩa

  • Tia sét: sức mạnh lớn đến từ bên ngoài 1 cách chủ động, khách quan.
  • Ngọn tháp: những thứ bền vững, chắc chắn, sự tồn tại lâu năm.
  • Người đang rơi: những gì nương náu, phụ thuộc vào ngọn tháp

Nếu hiểu hình ảnh của lá bài là “Ngọn tháp đang bị sụp đổ do bị tia sét đánh trúng” thì ta có hiểu phiên dịch ý nghĩa lá bài là ”Những thứ bền vững, chắc chắn đã có từ rất lâu đang bị sụp đổ, thay đổi, tan vỡ do bị một nguồn sức mạnh lớn tác động từ bên ngoài 1 cách hoàn toàn chủ động và khách quan”.

Nếu dịch theo hoàn cảnh của 1 con người thì lá bài này thường tượng trưng do sự sụp đổ về mặt tinh thần, sụp đổ lòng tin của người đó sau khi chịu ảnh hưởng từ những sự kiện, thông tin không thể chối cãi hoặc né tránh. Thường thì phía sau hoàn cảnh này, người ta sẽ bắt buộc có sự thay đổi .

4. Ưu / Nhược điểm

Đa phần những người yếu đuối sẽ sợ phải đối diện với  sự thay đổi, sự trần trụi của sự thật mà tia sét mang lại cho toà tháp. Họ sợ sự thay đổi, họ yêu chuộng sự bình yên và căm ghét tia sét đó. Tuy nhiên việc núp kỹ trong toà tháp với ảo tưởng nó sẽ mãi mãi chắc chắn là 1 nỗ lực sai lầm, vì sự thật ko phải như vậy. Toà tháp đó, lòng tin đó luôn CÓ THỂ BỊ SỤP ĐỔ. Không có gì là chắc chắn mãi mãi cả, kể cả trái đất này, vũ trụ này.

Vậy điểm ưu việt nhất của The Tower chính là sự thật, trải qua The Tower, ta giống như vừa trải qua 1 cơn ác mộng, nhưng đằng sau đó là cả 1 ngày mới. Ta cần những cái mới, và nếu ko có cái cũ bị đập đi thì cái mới cũng khó lòng chen chân vào được. Hãy lạc quan, mạnh mẽ để đón chào những gì đến sau The Tower.

5. 3 ví dụ thực tế:

Rất đơn giản, bạn hãy nhớ tới những cụm từ “Tin sét đánh”, “rụng rời”, “shocked”…..

a)      “Anh ơi em 2 vạch rồi” – Bạn gái thủ thỉ vào tai của bạn.

  • Tia sét: câu nói mang thông tin có tính sát thương cao
  • Ngọn tháp: sự tin tưởng rằng “mọi sự vẫn an toàn” của chính bạn.
  • Người rơi ra: những góc khác trong cuộc sống của bạn, vốn phụ thuộc vào cái “ngọn tháp” kia.

b)      “Bộ Giáo dục đã có chính sách: Năm nay không thi tốt nghiệp Văn nhé” – Hiệu trưởng công bố trước toàn trường. Và bạn thì đã bỏ ra hẳn 1 năm ôn thi Văn.

  • Tia sét: chính sách của Bộ Giáo dục
  • Ngọn tháp: lòng tin của bạn vào giá trị của môn Văn cũng như việc người ta vẫn thi Văn tốt nghiệp hàng chục năm nay.
  • Người rơi ra: các môn khác của bạn, sự học của bạn và các kế hoạch liên quan.

c)       Bạn trai nhắn tin cho bạn “Mình chia tay nhé, anh yêu người khác rồi và sẽ cưới vào cuối năm nay” khi 2 bạn đã đính hôn, đã yêu nhau được 7 năm.

  • Tia sét: tin nhắn, sự bội ước của chàng.
  • Toà tháp: lòng tin của bạn vào bạn trai, vào cuộc hôn nhân trong tương lai và tệ hơn cả là lòng tin vào tình yêu cũng như vào con trai nói chung.
  • Người bị rơi ra: Công việc của bạn, gia đình của bạn, bạn bè của bạn….

6. Lời cuối

Nhiều năm read bài, mình ko thể nhớ hết bao nhiêu lần querent phản ứng ngay tại chỗ khi nhìn thấy tia sét đánh xuống. Đa phần trong mọi trường hợp, mình thường cố giúp querent hiểu rõ về tia sét đó và cuối cùng là đưa ra nhận định nó có thể sẽ là cái gì. Đôi lúc đang ở nhà rồi mà querent còn nhắn tin hỏi cố nốt vì vẫn còn lo lắng, tuy nhiên chuyện cần đến thì vẫn cứ phải đến. Và sau này, những lúc mình trót gặp lại 1 querent nào đó, thường thì các bạn ý lại tỏ vẻ rất vui khi nói lại giai đoạn Tower khó khăn trước đây, và bản thân đã vượt qua nó thế nào.

Vậy nên cứ coi nó là một thử thách đi nhé 😛